5 BƯỚC PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ

Hoàn công công trình

 5 BƯỚC PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ 

Thủ tục pháp lý cần thực hiện đầu tiên trong một dự án đầu tư bất kì là gì ? Trình tự thực hiện ra sao, hãy xem ngay bài chia sẻ để biết những thông tin cực kì hữu ích pháp lý dự án mà không ai muốn chia sẻ cho bạn biết. 

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ
CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ – PHÁP LÝ ĐẦU TIÊN CỦA DỰ ÁN

1. CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ LÀ GÌ ?

Với những lợi thế về địa chính trị, Việt Nam đang dần trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài (FDI), đây là cơ hội ngàn năm có một bởi đó sẽ là động lực phát triển toàn diện cho nền kinh tế của Việt Nam khi trở thành trung tâm sản xuất của khu vực.

Dù thu hút đầu tư hay tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện dự án, tuy nhiên công tác quản lý Nhà Nước vẫn phải đảm bảo, điều đó thể hiện rõ qua Trình tự thực hiện dự án được quản lý chặt chẽ ngay từ lúc bắt đầu thực hiện dự án đến khi dự án đi vào vận hành sản xuất.

Hôm nay hãy cùng tìm hiểu thủ tục pháp lý đầu tiên để thực hiện một dự án đầu tư – CHỦ TRƯƠNG.

” Chủ trương đầu tư là Quyết định của cấp có thẩm quyền đồng ý thực hiện một dự án ” Đây là điều kiện tiên quyết để triển khai thực hiện một dự án bất kì.

2. THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT (Luật Đầu tư 2020)

Tùy thuộc vào tính chất và quy mô dự án mà Chủ trương đầu tư dự án được phân cấp quyết định từ Trung ương đến địa phương cụ thể như sau:

Thẩm quyền phê duyệt Chủ trương đầu tư của Quốc hội:

  • Nhà máy điện hạt nhân
  • Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất lúa từ 500 ha trở lên.
  • Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô 50.000 người trở lên.
  • Dự án đầu tư có yêu cầu cơ chế, chính sách đặc biệt do Quốc hội quyết định.

Thẩm quyền phê duyệt Chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ:

  • Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất lúa từ 500 ha trở lên.
  • Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô 20.000 người trở lên.
  • Dự án đầu tư xây mới: Cảng hàng không, quy mô 1 triệu tấn/ năm trở lên.
  • Dự án xây mới bến cảng, cảng biển loại 1, khu bến cảng có quy mô 2.300 tỷ trở lên.
  • Dự án đầu tư chế biến Dầu khí.
  • Dự án kinh doanh đặt cược 
  • Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất.
  • Dự án đầu tư kinh doanh nhà ở, khu đô thị có quy mô 300 ha trở lên.
  • Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của 02 tỉnh trở lên.

Thẩm quyền phê duyệt Chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh:

  • Dự án đầu tư kinh doanh nhà ở, khu đô thị có quy mô dưới 300 ha.
  • Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn.
  • Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô 50.000 người trở lên.
  • Dự án đầu tư có yêu cầu cơ chế, chính sách đặc biệt do Quốc hội quyết định.

Thẩm quyền phê duyệt Chủ trương đầu tư của Ban quản lý các Khu công nghiệp:

Đối với các dự án đầu tư trong Khu công nghiệp sẽ do Ban quản lý các khu công nghiệp – Trực thuộc UBND cấp tỉnh phê duyệt.

3. TRÌNH TỰ PHÊ DUYỆT (Luật Đầu tư 2020)

BƯỚC 1: Dự thảo hồ sơ đề nghị thẩm định Chủ trương đầu tư 

Chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị Thẩm định gồm các nội dung cơ bản sau:

Báo cáo khả thi:

  • Thông tin dự án: quy mô, mục tiêu dự án, địa điểm đầu tư, tổng vốn đầu tư, phương án thực hiện dự án …
  • Phương án tài chính, phương án huy động vốn …
  • Đánh giá tác động môi trường sơ bộ, nêu rõ: quy trình sản xuất, quy mô, công suất dự án, tác động môi trường và phương án xử lý môi trường, phương án bảo vệ môi trường, xử lý sự cố …..
  • Phương án quy hoạch, phòng cháy chữa cháy, phương án đấu nối giao thông, hạ tầng …
  • Phướng án bồi thường, di dời, tái định cư (nếu có)

Hồ sơ năng lực:

  • Hồ sơ về tư cách pháp nhân của Chủ đầu tư: thể hiện rõ ngành nghề kinh doanh, năng lực đầu tư, vốn sở hữu ..
  • Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính: chứng minh năng lực tài chính đủ để thực hiện dự án đã đăng ký.

Báo cáo khả thi có nhiều nội dung chuyên môn liên quan nhiều chuyên ngành khác nhau như: Xây dựng, Môi trường, Phòng cháy chữa cháy, Quy hoạch, Tài chính ….vì vậy cần phải có năng lực chuyên môn phù hợp, nếu chủ đầu tư không đủ năng lực chuyên môn thì có thể thuê đơn vị tư vấn để lập Dự án đầu tư để đảm bảo nội dung đúng theo quy định.

BƯỚC 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền

Tùy vào quy mô tính chất sẽ xác định các cấp phê duyệt như sau:

  • Quốc Hội: Các dự án quan trọng quốc gia
  • Thủ tướng chính phủ: Các dự án nhóm A
  • UBND cấp tỉnh:Các dự án nhóm B, C
  • UBND cấp huyện: các dự án nhóm C, quy mô hộ gia đình.
  • Ban quản lý các Khu công nghiệp: Các dự án trong Khu công nghiệp 

BƯỚC 3: Thẩm định Chủ trương đầu tư 

Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định , cơ quan chủ trì sẽ tiến hành lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan, nội dung thẩm định cơ bản như sau:

  • Đánh giá sự phù hợp về Quy hoạch: Quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch của tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch ngành nghề …
  • Đánh giá sự phù hợp về Quy hoạch và nhu cầu sử dụng đất.
  • Đánh giá sự phù hợp về định hướng phát triển Kinh tế – Xã hội
  • Đánh giá sự phù hợp về Môi trường
  • Đánh giá sự phù hợp về An ninh kinh tế
  • Đánh giá sự phù hợp về An ninh quốc phòng

Nếu đáp ứng các yêu cầu thì sẽ được thông qua để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu chưa đáp ứng ở mức độ có thể điều chỉnh thì chủ đầu tư sẽ điều chỉnh theo ý kiến của các cơ quan chuyên môn để đáp ứng yêu cầu.

BƯỚC 4: Báo cáo thẩm định định Chủ trương đầu tư 

Sau khi có ý kiến thẩm định từ các cơ quan chuyên môn, cơ quan chủ trì sẽ tổng hợp và lập Báo cáo thẩm định và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

BƯỚC 5: Quyết định phê duyệt Chủ trương đầu tư 

Sau khi nhận được hồ sơ Báo cáo thẩm định, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và ra Quyết định phê duyệt. Đây là cơ sở để lập và phê duyệt các hồ sơ pháp lý tiếp theo của dự án như: Dự án đầu tư, Báo cáo đánh giá tác động môi trường, quy hoạch, giấy phép xây dựng …

Lưu ý là đây chỉ là pháp lý đầu tiên của dự án, để thực hiện dự án thì doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện các hồ sơ pháp lý dự án theo quy định của Luật đầu tư và các luật liên quan để thực hiện dự án đầu tư và đưa vào vận hành, sơ bộ như sau:

  • Lập quy hoạch
  • Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường
  • Lập và phê duyệt dự án
  • Thẩm duyệt Phòng cháy chữa cháy
  • Xin cấp Giấy phép Xây dựng
  • Lập hồ sơ hoàn công
  • Lập hồ sơ quản lý Môi trường

TỔNG KẾT: 

Trên đây là chia sẻ chi tiết về thủ tục phê duyệt Chủ trương đầu tư dự án, thời gian thực hiện thủ tục này tùy thuộc vào cấp duyệt và mức độ phức tạp của dự án mà có thể kéo dài từ 1 tháng vài năm hoặc lâu hơn, nếu có bất kì câu hỏi nào hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí 24/7.

Nếu bạn vẫn muốn dành thời gian của mình để tập trung vào những công tác chuyên môn khác nhưng vẫn đảm bảo dự án của bạn được thực hiện một cách nhanh nhất, bạn có thể liên hệ các đơn vị TƯ VẤN PHÁP LÝ để được tư vấn và thực hiện nhanh nhất. 

Ngoài ra nếu bạn đang có ý định tìm kiếm cơ hội đầu tư công nghiệp tại Việt Nam, hãy đến với DỊCH VỤ của chúng tôi để có được cơ hội và vị trí nhất tại Bình Dương. Chúng tôi cung cấp đa dạng các dịch vụ hậu cần cho công nghiệp, đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe nhất của doanh nghiệp.

Dịch vụ tư vấn thường xuyên

Dịch vụ đặt chỗ Khu công nghiệp

Dịch vụ cho thuê nhà xưởng, kho bãi

Dịch vụ hậu cần công nghiệp 

Dịch vụ giấy phép trọn gói

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
0888.75.45.79
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon